Chuyển tới nội dung
Home » Rơle điện từ và máy tính Z3

Rơle điện từ và máy tính Z3

Hiện vật Bảo tàng CNTT: 2 loại rơle điện từ của hãng Siemens

Rơle điện từ (electromagnetic relay) là một loại linh kiện được Joseph Henry sáng chế vào năm 1935. Nó bao gồm một cuộn dây, một cơ phận cảm ứng và một vài tiếp điểm làm bằng hợp kim dẫn điện tốt. Dòng điện chạy vào cuộn dây sẽ tạo ra một từ trường kích hoạt cơ phận cảm ứng và di chuyển cơ phận để mở hoặc đóng tiếp điểm. Rơle điện từ thường được sử dụng trong các hệ thống điều khiển và mạch điện để cách ly, khuếch đại và chuyển đổi tín hiệu điện.

Ảnh: Bản phục chế máy tính Z3 tại Bảo tàng Deutsches ở Munich

Máy tính cơ-điện Z3 được Konrad Zuse thiết kế năm 1938 và hoàn thành năm 1941 tại Đức. Đây là máy tính kỹ thuật số tự động và có thể lập trình đầu tiên trên thế giới. Z3 được chế tạo với 2.600 rơle và hoạt động ở tần số xung nhịp khoảng 5–10 Hz. Bộ nhớ trong chỉ có 64 từ có độ dài 22 bit. Mã của chương trình được lưu trữ trên băng đột lỗ bằng phim nhựa và các giá trị ban đầu được nhập thủ công.

Chiếc Z3 nguyên bản đã bị phá hủy vào ngày 21-12-1943 khi Đồng minh ném bom Berlin. Một bản sao đầy đủ có thể hoạt động đã được phục chế năm 1961 và trưng bày tại Bảo tàng Deutsches ở Munich.

by Nguyễn Chí Công © 2020

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ THAM QUAN

    Ngày tham quan