BẢO TÀNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VIỆT NAM

Sự kiện CNTT cuối thế kỷ XX

14 Tháng Chín, bởi Cong_Chi_Nguyen

Năm 1981

  • IBM/PC (Acorn) là máy tính cá nhân thành công đầu tiên của IBM được tung ra thị trường với giá 1.565 USD, sử dụng hệ điều hành MS-DOS của Microsoft. Các tùy chọn gồm có: màn hình, máy in, 2 ổ đĩa mềm, bộ nhớ bổ sung, bộ điều hợp trò chơi, v.v..
  • Không lâu sau các máy tính tương hợp nhưng rẻ hơn IBM/PC đã xuất hiện ở Đài Loan, Hong Kông và lan ra khắp thế giới, mang lại núi tiền cho Microsoft và đe doạ vị trí đứng đầu CNTT của IBM.

Năm 1982

  • Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố bộ giao thức TCP/IP là tiêu chuẩn cho tất cả các mạng máy tính quân sự của họ.
  • Đĩa quang học CD (Compact Disc) được 2 công ty Philips và Sony đồng phát triển để lưu trữ và phát thanh các bản ghi âm kỹ thuật số. Sau đó đĩa CD được điều chỉnh thành định dạng lưu trữ dữ liệu và gọi là CD-ROM.

Năm 1983

  • Lisa là viết tắt của “Local Integrated Software Architecture” và là tên của con gái Steve Jobs. Đây là máy tính cá nhân đầu tiên có chuột và giao diện đồ hoạ cho người dùng (GUI) với menu cuộn thả và các icon (biểu tượng). Lisa có giá bán lẻ là 8000 USD (hơn 21 nghìn USD bây giờ).
Apple Lisa 1983
  • Cty Gavilan Computer Corp. phát hành Gavilan SC như là máy tính xách tay đầu tiên có nắp gập, được gọi là laptop computer tức “máy tính để đùi” nhằm phân biệt với máy tính để bàn (desktop computer). Nó có cấu hình tương tự IBM/PC nhưng giá khởi điểm là 4000 USD (hơn 10 nghìn USD bây giờ).
  • Cty Novell, Inc. phát triển hệ điều hành mạng cục bộ NetWare hỗ trợ các máy khách chạy hệ điều hành CP/M hoặc MS-DOS. Ban đầu nó sử dụng giao thức mạng IPX dựa theo TCP/IP và tính năng đa nhiệm hợp tác để chạy các dịch vụ khác nhau trên máy tính cá nhân.

Năm 1984

Sau khi Lisa chết yểu vì giá cao thì Apple Macintosh được công bố ra thế giới trong một chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Nó có giá bán lẻ là 2.500 USD.

Năm 1985

Microsoft tung ra hệ điều hành Windows có giao diện đồ hoạ như Lisa.

Năm 1987

Toshiba ra mắt bộ nhớ thương mại flash NAND. Năm sau Intel giới thiệu flash NOR có thời gian xóa và ghi lâu nhưng cung cấp đầy đủ bus địa chỉ và dữ liệu, cho phép truy cập ngẫu nhiên vào bất kỳ ô nhớ nào.

Tim Berners-Lee cha đẻ WWW

Năm 1989

Nhà nghiên cứu người Anh tại “Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu” (CERN) Tim Berners-Lee đã đề xuất trong một bài báo trình bày chi tiết các ý tưởng về “Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản” (HTML) là những viên gạch sẽ xây dựng nên mạng toàn cầu World Wide Web. Ông nhận được giải thưởng Turing năm 2016.

Năm 1990

  • Ổ đĩa cứng IBM 9345 ra đời, đường kính đĩa 5″1/4, dung lượng nhớ 1 GB.
  • Đĩa quang-từ (Magneto-Optical Discs) kết hợp giữa bộ nhớ từ tính và quang học, có thể được viết đi viết lại đến một triệu lần. Nhanh hơn CD/RW và DVD-RAM, nó sử dụng tia laze làm nóng các bit trên đĩa, sau đó một nam châm sẽ thay đổi cực tính của bit.
  • Microsoft phát hành Windows 3.0.
  • Adobe phát hành Photoshop.

Năm 1991

Linus Torvalds đưa ra lõi của một họ các hệ điều hành nguồn mở kiểu Unix-like. Năm 1993 anh thành lập công ty RedHat.

Năm 1992

Định dạng Adobe PDF (Portable Document Format) được phát triển để trình bày các tài liệu gồm văn bản và hình ảnh mà độc lập với phần mềm ứng dụng, phần cứng và hệ điều hành. Dựa trên ngôn ngữ PostScript, mỗi tệp PDF đóng gói mô tả hoàn chỉnh của một tài liệu phẳng 2 chiều có bố cục cố định, chứa văn bản, phông chữ, đồ họa vector, hình ảnh raster và các thông tin khác cần thiết để hiển thị. Năm 2008 PDF được tiêu chuẩn hóa thành ISO 32000.

Năm 1993

Intel công bố Pentium, một bộ vi xử lý 32 bit giúp nâng cao việc sử dụng đồ họa và âm nhạc trên máy tính cá nhân.

Năm 1994

Iomega Zip Disk được phát hành, ban đầu cho phép lưu trữ 100MB trên một đĩa 3″ ½. Các phiên bản sau tăng dung lượng lên 2GB.

Năm 1995

  • Quả bóng bay “công ty dot-com” bắt đầu được bơm.
  • Netscape giới thiệu giao thức bảo mật SSL.
  • Sun Microsystems công bố JavaScript và Java.
  • Microsoft phát hành Windows 95.
  • Ngôn ngữ PHP ra đời. Tin tặc Kevin Mitnick bị bắt.
  • Trang web Amazon.com khai trương.
Sergey Brin và Larry Page

Năm 1996

  • Sergey Brin và Larry Page phát triển công cụ tìm kiếm tại Đại học Stanford và thành lập Google.
  • Phát hành máy trợ lý dữ liệu cá nhân PDA (personal data assistant) PalmPilot.
  • Cáp và cổng USB được phổ biến. Ban hành các tiêu chuẩn: truyền hình phân giải cao HDTV, định dạng tệp nén .gzip, tệp ảnh .png, tệp video .mp3, cổng đĩa cứng ATA-2, giao thức mạng IPv6 và HTTP 1.0.
  • Internet đạt 36 triệu người dùng Web, vượt qua 30 triệu người dùng Minitel của Pháp. Internet Archive ra đời.

Năm 1997

  • Máy tính IBM Deep Blue dùng AI thắng vua cờ Garry Kasparov.
  • Microsoft phát hành Visual Studio. Steve Jobs trở lại Apple.

Năm 1998

  • Apple phát hành máy tính cá nhân Bondi Blue iMac với giá 1300 USD.
  • Psion Software trở thành Symbian Ltd., liên doanh với Ericsson, Motorola và Nokia. Hệ điều hành di động EPOC32 v.6 được đổi tên thành Symbian OS, tách rời giao diện người dùng khỏi hệ điều hành cơ bản, cho phép các nhà sản xuất triển khai giao diện đồ họa trên điện thoại thông minh.
Điện thoại thông minh Nokia với hệ điều hành Symbian

Năm 1999

  • Ban hành tiêu chuẩn IEEE 802.11 cho mạng không dây Wi-Fi, ban đầu có bán kính bao phủ 90 mét.
  • IBM ra mắt Microdrive 170MB, lúc đó là ổ đĩa cứng nhỏ nhất.
  • Sony AIBO, “Robot trí tuệ nhân tạo” trị giá 2.000 USD là chú chó cưng biết học bằng tương tác với môi trường của nó, chủ nhân và các AIBO khác. Nó trả lời hơn 100 lệnh thoại và thậm chí có thể bỏ qua các lệnh do chó thật sủa.
  • Sự cố Y2K đã không xảy ra nhưng làm tốn tiền của và thời gian. Trước đó có dự báo là thay vì chuyển từ ngày 31/12/1999 sang 01/01/2000, máy tính sẽ trở về 01/01/1900, làm tê liệt mạng lưới máy tính toàn cầu đi kèm các hiện tượng như phóng tên lửa bất ngờ, sự cố hạt nhân, khủng hoảng tài chính, giao thông đặc biệt là hàng không bị ảnh hưởng tới lịch trình bay… Tạp chí TIME khi đó đã đặt tên trang bìa là “Ngày tận thế!?!” và Đài NBC còn làm cả một bộ phim về thảm họa Y2K.
Facebook
Twitter
LinkedIn

ĐĂNG KÝ THAM QUAN

    Ngày tham quan