BẢO TÀNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VIỆT NAM

Máy tính điện-cơ

Thứ Hai 23, Tháng Mười Hai 2019bởi Cong_Chi_Nguyen

Model K Adder

Sử dụng rơle

Năm 1939 nhà khoa học George Stibitz của Phòng thí nghiệm Bell tại Mỹ đã sử dụng các rơle điện thoại để trình diễn một bộ cộng kỹ thuật số được gọi là Bộ Cộng kiểu K (Model K Adder) bởi vì ông đã thực hiện nó trên bàn nhà bếp (Kitchen) của mình. Mạch điện đơn giản trong hình trên là một bằng chứng về việc áp dụng logic nhị phân cho thiết kế máy tính, dẫn đến việc xây dựng Máy tính phức tạp kiểu I (Model I Complex Calculator) dựa trên rơle.

Konrad Zuse

Từ cuối thập niên 1930 đến 1941 kỹ sư Đức Konrad Zuse (1910-1995, ảnh trên cùng) đã chế tạo được loạt máy tính kỹ thuật số Z1, Z2, Z3 sử dụng rơle điện thoại. Z3 là máy tính tự động và khả trình đầu tiên trên thế giới tuy còn thiếu lệnh rẽ nhánh có điều kiện.

Máy tính Z3 Ganz Gross

Zuse đã yêu cầu chính phủ tài trợ để thay thế toàn bộ rơle bằng các công tắc điện tử nhưng việc đó bị coi là “không quan trọng trong chiến tranh”. Lại thêm vụ Zuse Difatebau, công ty máy tính đầu tiên do ông thành lập năm 1940 bị phá hủy do máy bay Anh-Mỹ ném bom Berlin đêm 21.12.1943.

Không nản chí Zuse chuyển đến Thụy Sĩ và chế tạo được máy tính Z4. Ông đã đặt Z4 trong Khoa Toán ứng dụng của Học viện Bách khoa Liên bang tại Zurich và nó làm việc mãi đến năm 1955. Z4 có bộ nhớ cơ học với dung lượng 1024 từ và một số máy đọc bìa đục lỗ. Z4 không còn phải sử dụng phim điện ảnh để lưu trữ chương trình vì có thể thay bằng bìa đục lỗ. Z4 có các máy đục lỗ và nhiều phương tiện khác cho phép lập trình linh hoạt bao gồm cả chuyển dịch địa chỉ và rẽ nhánh có điều kiện. Năm 1949 Zuse trở về Đức, thành lập công ty Zuse KG để chế tạo và tiếp thị các thiết kế của mình. Năm 1960 ông đã phục chế máy Z3 (ảnh) và hiện nó được trưng bày tại Bảo tàng Đức ở Munich.

NCCong

Facebook
Twitter
LinkedIn

ĐĂNG KÝ THAM QUAN

    Ngày tham quan