Skip to content
Home » Mã QR – “mã đáp ứng nhanh”

Mã QR – “mã đáp ứng nhanh”

Mã QR là một loại mã vạch ma trận do công ty Denso Wave ở Nhật Bản phát triển vào năm 1994 để mã hoá các mẩu thông tin ngắn. Kết quả mã hoá khi in ra là một hình vuông với các vạch ở dạng hai chiều và có thể được giải mã ở tốc độ cao, vì thế mà có tên là “mã đáp ứng nhanh” (Quick Response Code).

Ban đầu mã QR cùng với thiết bị quét gồm camera và phần mềm nhận dạng được dùng để theo dõi các bộ phận trong sản xuất ô tô, sau đó mở rộng sang quản lý kiểm kê trong nhiều ngành khác nhau. Đến nay mã QR đã trở nên phổ biến và điện thoại thông minh nào cũng có thể thay cho thiết bị đó nếu được cài đặt phần mềm nhận dạng tương ứng.

Từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc các ứng dụng của loại mã mới này đã lan nhanh khắp thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là nhờ tính thuận lợi cho việc nhập dữ liệu vào điện thoại di động, một việc vốn không hề dễ dàng đối với nhiều người tiêu dùng.

Tiêu chuẩn Nhật Bản JIS X 0510 cho các mã QR đã được công bố vào tháng 1-1999, và Tiêu chuẩn Quốc tế ISO/IEC 18004 tương ứng được chấp thuận vào tháng 6-2000. Một hình mã QR với kích thước nhỏ như móng tay có thể mã hoá hàng nghìn ký tự. Khả năng sửa chữa lỗi khi nhận dạng được phân loại theo nhiều mức khác nhau.

Khả năng lưu trữ dữ liệu của mã QR

Dạng ký tự Số ký tự tối đa
Số đơn thuần 7.089
Số và chữ cái 4.296
Số nhị phân 2.953
Kanji/Kana 1.817

Manual word wrap
Địa chỉ web, các ký hiệu và tài khoản thanh toán là loại thông tin thường được mã hoá bằng mã QR. Người sử dụng có thể tạo và in hình mã QR của riêng mình với sự trợ giúp của một số trang web chuyên dụng.

Khả năng sửa chữa lỗi

Mức Số codeword có thể phục hồi
Mức L 7%
Mức M 15%
Mức Q 25%
Mức H 3o%

Manual word wrap
Lại còn có vi mã QR (Micro QR Code) là phiên bản thu nhỏ của tiêu chuẩn mã QR với ít tính năng hơn để xử lý các bản quét lớn. Có một số hình thức vi mã QR khác nhau, cao nhất trong số đó có thể hoá được 35 ký tự.

Mã QR thường được in thêm vào các nhãn hàng hoá, danh thiếp, hướng dẫn sử dụng, biển hiệu, các loại bảng thông tin và tỏ ra rất phù hợp cho thương mại điện tử.

Hiện vật Bảo tàng CNTT ©NCCông 2020

Tags:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

ĐĂNG KÝ THAM QUAN

    Ngày tham quan