Skip to content

Điện thoại di động được phát minh ở Liên Xô cũ năm 1957

Thứ Năm 17, Tháng Mười Một 2022, bởi Cong_Chi_Nguyen

Thế giới cho đến nay vẫn cho rằng cuộc gọi di động đầu tiên được thực hiện vào ngày 3/4/1973 với nguyên mẫu của chiếc điện thoại Motorola DynaTAC. Nó đã nhận được chứng chỉ của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ vào ngày 21/9/1983 tức 10 năm sau. Theo đó, một kỹ sư, nhà vật lý và nhà phát minh người Mỹ tên là Martin Cooper đã gọi điện, quay số của Joel Engel, trưởng bộ phận nghiên cứu của công ty cạnh tranh Bell Laboratories.

Hãng Motorola đã dành 15 năm và 90 triệu USD để phát triển điện thoại di động. Khi được cung cấp cho khách hàng vào năm 1984, nó được bán lẻ với giá 3.995 USD, tương đương với khoảng 9.800 USD ngày nay.

Tuy nhiên, theo thông tin từ phía Nga thì ở Liên Xô cũ, cuộc gọi điện thoại di động đã được thực hiện sớm hơn 16 năm. Vào năm 1957, kỹ sư L. I. Kupriyanovich. từ một thiết bị và thông qua đài phát sóng điện thoại tự động, đã có thể kết nối với bất kỳ thuê bao nào của mạng trong phạm vi phát của thiết bị. Tổ hợp hệ thống vận hành đầu tiên cũng đã sẵn sàng từ năm ấy. Thiết bị được đặt tên theo nhà phát minh là “LK-1” (Leonid Kupriyanovich).

Có vẻ như thiết bị này là một thiết bị liên lạc cầm tay đơn giản. Theo L. I. Kupriyanovich trong một bài báo đăng trên tạp chí “Công nghệ dành cho tuổi trẻ” năm 1959, thiết bị này có thể đặt tối đa 1000 kênh liên lạc của điện thoại vô tuyến với một trạm gốc trên một làn sóng vô tuyến.

Kupriyanovich đã miêu tả chiếc điện thoại di động đầu tiên trong số thứ 8 của tạp chí “Khoa học và Đời sống” năm 1957. Theo đó, mẫu này nặng khoảng 3kg, nguồn điện nặng 0,5kg. Nhìn bên ngoài là một hộp có công tắc bật tắt và mặt quay số tròn, còn bên trong là một đầu thu điện thoại thông thường được kết nối bằng dây.

Theo những thông tin được phía Nga đưa ra, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, thiết bị có chức năng giống điện thoại di động thực chất đã xuất hiện từ lâu tại Liên Xô cũ. Tuy nhiên, thiết bị này còn thô sơ và không được đầu tư phát triển cũng như không được phổ biến rộng rãi nên chưa có những nghiên cứu, đánh giá cũng như công nhận chính thức.

Facebook
Twitter
LinkedIn

ĐĂNG KÝ THAM QUAN

    Ngày tham quan