BẢO TÀNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VIỆT NAM

“Con chuột máy tính” đầu tiên

Chủ Nhật 23, Tháng Ba 2008bởi Cong_Chi_Nguyen

Xuất thân

Chú chuột vuông trong ảnh kèm đây ra đời đã hơn 40 năm và cha đẻ của nó là ông Doug Engelbart ở Viện Nghiên cứu Stanford (Mỹ). Thomas Watson, CEO và nhà sáng lập công ty tin học đứng đầu lúc đó là IBM, còn cho rằng cả thế giới chỉ cần đến 5 máy tính là đủ; nhưng Viện Nghiên cứu Stanford đã bắt đầu thiết kế mạng Arpanet (sau đổi tên là… Internet và gần đây đã trở thành cái nôi cho Google lớn vọt thành công ty ngàn tỷ đô-la!!).

Engelbart tham gia chế tạo các dụng cụ giúp con người giao tiếp đồ họa với máy tính, ông được cấp 80.000 USD để có thể di chuyển tọa độ và vẽ trên một màn hình. Khoảng năm 1964, cùng với Bill English, Elgebart đã chế ra một chiếc hộp nhỏ bằng nắm tay, có hai bánh xoay 90 độ, một nút bấm và dây cáp điện nối máy tính. Thế là “con chuột” ra đời.

Viện Nghiên cứu Stanford là nơi sáng chế được nhiều dụng cụ vào/ra dữ liệu như bút điện tử và các tay bấm, tiền thân của những joystick quen thuộc trong trò chơi điện tử ngày nay. Hồi ấy Cục Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA đã đồng ý đầu tư lớn cho Viện để nghiên cứu tìm “dụng cụ giao tiếp lý tưởng” với máy tính.

Năm 1980, chuột máy tính có 2 hoặc 3 phím và đã được sử dụng vào một việc khá tinh vi là vẽ các sơ đồ thiết kế lên màn hình. Sau đó 2 năm chuột cho máy tính Lisa của hãng Apple chỉ cần có 1 phím và dòng máy Mac còn dùng nó đến bây giờ. Năm 1985, lần đầu tiên một viên bi (trackball) để ngón tay điều khiển đã thu nhỏ hẳn kích thước của chuột. Năm 1990 ra đời một mặt phẳng nhỏ gọi là “trackpad” cho phép người ta dùng ngón tay lướt trên đó thay cho việc di chuột trên bàn. Từ đó chủ yếu chỉ còn cải tiến cách truyền tín hiệu, thí dụ thay dây điện bằng ánh sáng hay sóng điện từ…

The first computer mouse

Douglas Engelbart (born Jan. 30, 1925, near Portland, Oregon, U.S.) invented the computer mouse in 1963–64 as part of an experiment to find a better way to point and click on a display screen. Fashioned at the Stanford Research Institute, it had a carved wood casing and just one button. A subsequent model had three buttons, and Engelbart would have provided more if there had been room for more than the three microswitches to which the buttons were connected.

Facebook
Twitter
LinkedIn

ĐĂNG KÝ THAM QUAN

    Ngày tham quan