1. BỘ NÃO CỦA NGƯỜI
Khoa học ngày nay cho rằng não người gồm ba thành phần: Đại não, Thân não và Tiểu não. Mỗi thành phần lại gồm các vùng khác nhau với những chức năng phân biệt. Nhìn chung, não người có chức năng: điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, điều khiển các hành vi giúp con người phản ứng lại các tình huống bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Để thấy rõ sự phức tạp trong hoạt động của não bộ chúng ta nên phân cấp các chức năng của nó theo các cấp độ. Cụ thể:
- a. Chức năng cơ bản: Đây là chức năng đưa ra các mệnh lệnh để cơ thể tạo ra các hành vi (phản xạ) nhằm đáp ứng lại các tín hiệu từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Não bộ cũng đồng thời điều khiển các hành vi đó trong quá trình chúng diễn ra theo cách nó cho là hợp lý ở từng thời điểm. Nhờ khả năng này mà cơ thể có thể dần tạo nên những thay đổi ( tiến hóa) để thích ứng với những tín hiệu mang tính chất lâu dài hoặc thường xuyên lặp lại. Chẳng hạn, người khiếm thị bẩm sinh sẽ có thính giác cực kỳ nhạy bén. Đây là chức năng quan trọng nhất của não bộ đối với sự tồn tại và duy trì nòi giống của các giống loài.
- b. Chức năng nhận thức: Đặc trưng nổi bật của chức năng này là từ quan sát cảm nhận được sự phụ thuộc nhân-quả (qui luật) giữa các hiện tượng tự nhiên hay xã hội. Đó là khả năng hiểu, ghi nhớ, sắp xếp những cặp tín hiệu dạng: nguyên nhân-kết quả hoặc tín hiệu-hành vi (của chúng ta) tương ứng để sử dụng trong các trường hợp tương tự cụ thể (dưới dạng tri thức, kinh nghiệm). Khả năng này có thể truyền đạt, củng cố bằng học tập ở dạng tự học hoặc qua đào tạo. Đây có lẽ là chức năng nổi trội của con người so với các động vật khác. Lượng tri thức tích tụ được của của não bộ ngày càng nhiều, tốc độ tiếp nhận ngày càng nhanh nhờ những công cụ như các thiết bị truyền thông tin, máy tính.
- c. Chức năng ý thức: Ngoài những cảm xúc như yêu, ghét, lòng nhân hậu, sự trung thành… được gán cho chức năng ý thức của bộ não thì những cảm xúc tinh thần cấp độ cao hơn chỉ thấy ở người như: niềm đam mê sáng tạo, sẵn sàng xả thân vì những điều trân quí (cống hiến cho xã hội, theo đuổi lý tưởng…).
- d. Chức năng giao tiếp bằng thần giao cách cảm: Khả năng này được bộc lộ chỉ ở một số rất ít cá nhân. Những bộ não này có thể thu nhận được thông tin từ kho tri thức toàn năng của vũ trụ (Tesla, Ramanujan).
Liên hệ với tháp nhu cầu Maslow, ta thấy tháp chức năng não bộ có thể phân thành 3 tầng, ở tầng 1 (ứng với tầng 1 và 2 của tháp nhu cầu) là chức năng phản xạ, điều khiển (a); tầng 2 (tương tự như tầng 3 và 4 của tháp Maslow) là chức năng nhận thức (b); tầng 3 (ứng với tầng 5 tháp nhu cầu) là chức năng ý thức (cấp cao, c). Chức năng d được biểu thị bằng ngôi sao vàng trên tháp chức năng (nếu để một tầng riêng biệt thì e rằng mật độ ở đó quá thưa thớt. Mặt khác những bộ não thể hiện được chức năng này là những não bộ rất rất đặc biệt nên biểu thị bằng ngôi sao là hợp lý nhất).
Giả thiết: Có khả năng khi sinh ra bộ não của mỗi chúng ta đều được cài đặt đầy đủ bốn chức năng nói trên. Nhưng do những đặc thù khác nhau của mỗi cá thể (số phận/điều kiện sống?) mà chức năng của não được kích hoạt ở các mức độ khác nhau (ở các tầng khác nhau). Có nhiều người, trong đó có các khoa học gia nổi tiếng cho rằng Linh hồn thể hiện các chức năng nói trên thông qua não bộ.
Có những nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, cảm xúc của một con người là hệ quả tương tác giữa hệ thần kinh và hệ vi khuẩn ký sinh trong cơ thể, đúng hơn là những hợp chất hóa học do chúng sản sinh ra tác động lên hệ thần kinh của chúng ta. Sẽ có một ngày chúng ta sẽ nắm được: cảm xúc yêu thương do vi khuẩn nào quyết định, tương tự, sự thù hận do vi khuẩn nào gây ra. Nếu đúng thì đây chính là sự tương tác giữa phần hồn và thể xác hay nói đúng hơn mỗi hệ vi khuẩn ký sinh tương ứng với một Linh hồn cụ thể tạo nên một bộ cảm xúc đặc trưng của mỗi cá nhân. Còn rất nhiều điều chưa biết. Phần hai chúng ta sẽ so sánh con người và rô bốt với trí tuệ nhân tạo.
Xem online : Phần 2
TS Trần Văn Trản