Skip to content

Máy tính cơ khí

Máy tính cơ khí

Thứ Ba 24, Tháng Mười Hai 2019bởi Cong_Chi_Nguyen

Các bản thiết kế máy tính của thiên tài toán học và kỹ sư cơ khí người Anh Charles Babbage (1791-1871) được tình cờ phát hiện lại vào thập niên 1930 và các nhà tin học đã đánh giá cao ý tưởng của ông. Thật không may là không lâu sau khi ông chết hầu hết những ý tưởng này đã được phát minh lại bởi những người khác.

Charles Babbage

Charles Babbage

Nhiều người coi ông là “cha đẻ của máy tính” bởi vì thiết kế của ông có đầu vào dữ liệu (là các con số), bộ nhớ, bộ xử lý, và đầu ra (là một máy in), giống các thành phần cơ bản ở máy tính ngày nay. Nhưng suốt đời ông chưa bao giờ hoàn thành được lấy một trong những thiết kế đầy tham vọng của mình. Điều đó không có gì bất ngờ. Mỗi “cỗ máy” (Engine) có thể lập trình của ông cần tới hàng chục ngàn bánh răng được chế tạo chính xác. Nó giống như một chiếc đồng hồ cơ khí Thuỵ Sĩ nhưng to gấp ngàn lần về kích thước, tham vọng và độ phức tạp. Babbage dự kiến rằng cỗ máy của ông sẽ loại bỏ được những tính toán lặp đi lặp lại và sẽ được quân đội sử dụng để soạn ra các bảng giúp họ bắn đại bác chính xác hơn. Trong thời gian đầu, chính phủ Anh đã tài trợ cho ông một khoản rất lớn. Nhưng khi ông nài thêm tiền để chế tạo một cỗ máy tiên tiến hơn, các quan chức đã mất kiên nhẫn và bỏ cuộc.

Ada Lovelace

Babbage đã may mắn hơn khi có sự giúp đỡ từ một nhà toán học sôi nổi là con gái của nhà thơ lãng mạn Byron. Ada Byron (1815-1852), tức nữ bá tước Lovelace sau khi lấy chồng, đã giúp hoàn chỉnh ý tưởng của Babbage để biến cỗ máy thành lập trình được, coi phần cứng và phần mềm là hai mặt khác nhau của máy tính. Vì vậy đôi khi bà còn được gọi là lập trình viên đầu tiên trên thế giới. Đầu thập niên 1980 Bộ Quốc phòng Mỹ đã sử dụng tên ADA cho một ngôn ngữ của họ đặt làm tại Pháp bởi nhóm tin học dưới sự lãnh đạo của tác giả Jean Ichbiah.

Herman Hollerith

Herman Hollerith

Đến cuối thế kỷ 19, các nhà phát minh khác đã thành công hơn trong nỗ lực xây dựng “cỗ máy” tính toán. Nhà thống kê người Mỹ gốc Đức Herman Hollerith (1860-1929) đã chế tạo một trong những máy tính thực tế đầu tiên trên thế giới, mà ông gọi là máy lập bảng, sử dụng bìa đục lỗ để lưu trữ và thống kê số liệu.

Thời đó cứ khoảng 10 năm lại có một cuộc điều tra dân số. Vào thập niên 1880, dân số Mỹ đã tăng rất nhiều thông qua nhập cư đến nỗi nếu tính toán thủ công sẽ phải mất bảy năm rưỡi. Các nhà thống kê sớm nhận ra rằng, nếu xu hướng tiếp tục, họ sẽ hết thời gian để tổng hợp một cuộc điều tra dân số trước khi làm lần tiếp theo. May mắn thay, máy lập bảng của Hollerith là một thành công đáng kinh ngạc: nó đã kiểm tra xong toàn bộ số liệu điều tra dân số chỉ trong sáu tuần và hoàn thành phân tích đầy đủ chỉ trong hai năm rưỡi. Ngay sau đó, Hollerith nhận ra máy lập bảng có các ứng dụng khác, vì vậy ông đã thành lập công ty riêng vào năm 1896 để sản xuất và bán máy cho thị trường. Vài năm sau, tên công ty đổi là Computing-Tabulation-Record Company (CTR). Đến năm 1924 CTR đã vươn ra quốc tế và đổi tên thành International Business Machines (IBM).

NCCong

Facebook
Twitter
LinkedIn

ĐĂNG KÝ THAM QUAN

    Ngày tham quan